Cổng thông tin điện tử

Tỉnh Lạng Sơn

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch Sởi năm 2025 tỉnh Lạng Sơn

UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch Sởi năm 2025 (Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 22/3/2025).

Theo đó, Kế hoạch đưa ra mục tiêu cụ thể:  95% trẻ thuộc đối tượng tiêm chủng chưa được tiêm hoặc chưa được tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi theo quy định được tiêm 01 mũi vắc xin chứa thành phần sởi; đảm bảo an toàn, hiệu quả và chất lượng tiêm chủng theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế và các quy định của Bộ Y tế về tiêm chủng. 

Ảnh minh họa (nguồn: internet)

Đối tượng là: Trẻ từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi trên địa bàn tỉnh; trẻ từ 1-5 tuổi trên địa bàn tỉnh chưa được tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi được tiêm bù mũi (sử dụng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng theo Kế hoạch tiêm chủng mở rộng năm 2025); trẻ từ 6-10 tuổi trên địa bàn tỉnh chưa được tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi theo quy định. Triển khai chiến dịch ngay sau khi vắc xin được phân bổ; kết thúc chiến dịch chậm nhất trong ngày 31/3/2025. Phạm vi triển khai: Tại tất cả các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh; trong trường hợp số lượng vắc xin được phân bổ thấp hơn số đối tượng tiêm chủng thì tập trung ưu tiên triển khai tiêm chủng tại các vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi/dịch sởi có nguy cơ xảy ra.

Nội dung Kế hoạch: các huyện, thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tiến hành điều tra, lập danh sách đối tượng tiêm chủng,  tránh bỏ sót đối tượng, đặc biệt ở những vùng có biến động dân cư; truyền thông, tuyên truyền về sự cần thiết và lợi ích của tiêm chủng vắc xin sởi, đối tượng, thời gian, địa điểm tổ chức buổi tiêm chủng; đảm bảo an toàn việc cung ứng tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển vắc xin; tổ chức chiến dịch tiêm chủng hoặc lồng ghép với hoạt động tiêm chủng thường xuyên, tùy vào điều kiện thực tế của từng địa phương. Đảm bảo an toàn tiêm chủng, xử trí phản ứng sau tiêm chủng; tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát tuyến tỉnh và tuyến huyện trước, trong và sau khi triển khai kế hoạch./.

Hằng Chi


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Tin nổi bật