Cổng thông tin điện tử

Tỉnh Lạng Sơn

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND tỉnh trong tuần (từ ngày 12/8 đến hết ngày 18/8/2024

UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 8/2024 (kỳ 1); Kiện toàn Đội kiểm tra liên ngành về phòng, chống mại dâm tỉnh Lạng Sơn; Chỉ đạo tăng cường triển khai thực hiện các nhóm nhiệm vụ thuộc Đề án 06/CP; Quyết định ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 -2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 177-KH/TU, ngày 23/6/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về “Tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” trên địa bàn tỉnh; Chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 08/2024/NQ-HĐND ngày 23/7/2024 của HĐND tỉnh; Thành lập Tổ công tác và Tổ giúp việc xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực hiện công tác quản lý phương tiện vận tải qua các lối thông quan, đường chuyên dụng thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị; Chỉ đạo triển khai thực hiện Thông báo số 369/TB-VPCP ngày 09/8/2024 của Văn phòng Chính phủ; Chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc ký kết, triển khai các biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác quốc tế; Chỉ đạo phát triển không gian xanh, môi trường thân thiện và củng cố, đầu tư cơ sở vật chất tại các cơ sở trợ giúp xã hội, cai nghiện ma túy; Chỉ đạo thực hiện Công văn số 4219/BGDĐT-QLCL ngày 13/8/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Kế hoạch triển khai thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW, ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị; Chỉ đạo triển khai đẩy mạnh ứng dụng quét mã QR code chuyển khoản trong quản lý thu tiền công đức, tài trợ cho di tích và tu bổ công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn tỉnh; Quyết định công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực Tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương, UBND cấp huyện tỉnh Lạng Sơn; Chỉ đạo triển khai thực hiện Công điện số 79/CĐ-TTg ngày 13/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức triển khai có hiệu quả việc thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh Bất động sản; Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Lạng Sơn từ nay đến năm 2030; UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác quản lý tần số và thiết bị vô tuyến điện trên địa bàn tỉnh; Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Đình Lập đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; Quy định về một số mẫu hiện vật khen thưởng cấp tỉnh; Chỉ đạo triển khai thực hiện Công văn số 5942/BNN-KTHT ngày 13/8/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chỉ đạo thúc đẩy hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển khoa học và ứng dụng chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh; Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119 - 1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2 - 1089 thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - (VIệt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc); UBND tỉnh chỉ đạo đối với việc điều động, chuyển công tác đối với viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm 2023, năm 2024.

 

 

UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 8/2024 (kỳ 1)

Sáng 14/8/2024, UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 8 (kỳ 1). Đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp. Dự phiên họp có đồng chí Đoàn Thị Hậu, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh…

 Tại phiên họp, các đại biểu đã thảo luận và đóng góp ý kiến vào dự thảo Quyết định của UBND tỉnh về Phân cấp tiếp nhận bàn giao quản lý trong các khu đô thị, khu nhà ở, khu dân cư sử dụng vốn khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn do Sở Xây dựng trình. Các đại biểu đề nghị đơn vị soạn thảo làm rõ hơn về cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn để thực hiện việc phân cấp, căn cứ cụ thể vào các quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương về việc phân cấp; việc bàn giao các công trình, hạng mục công trình;…

 Cho ý kiến nội dung này, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định việc UBND tỉnh ban hành Quyết định quy phạm pháp luật để quy định tiếp nhận bàn giao quản lý đối với các đô thị trên địa bàn tỉnh là cần thiết và có cơ sở pháp lý theo Nghị định 35/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Đồng chí nhấn mạnh, Nghị định 35/2023/NĐ-CP đã quy định rõ UBND cấp tỉnh tiếp nhận bàn giao các khu đô thị, do đó, khi thực hiện phân cấp chỉ thực hiện bàn giao cấp huyện quản lý các khu đô thị. Đồng chí yêu cầu, cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu các ý kiến góp ý, rà soát chỉnh sửa nội dung dự thảo Quyết định, trong đó, về tiêu đề không ghi vốn khác để phù hợp với thực tiễn và Nghị định 35; về nội dung: bổ sung, chỉnh sửa một số cụm từ cho phù hợp và đầy đủ tại các điều, khoản quy định tại dự thảo, làm rõ một số nội dung trong dự thảo về tình hình thực hiện phân cấp quản lý, bổ sung trách nhiệm của Sở Xây dựng tham mưu UBND tỉnh xử lý các vấn đề phát sinh để phục vụ công tác quản lý. Đồng thời, bổ sung biên tập lại nội dung trách nhiệm của chủ đầu tư các dự án khu đô thị, nhà ở dân cư thực hiện bàn giao, bám sát theo đúng quy định tại điểm 4, khoản 8, Điều 4, Nghị định 35/2023.

Tiếp đó, các đại biểu cũng thảo luận đề nghị xem xét, làm rõ hiện trạng, xác định nhu cầu cần cải tạo sửa chữa hoặc xây mới, bổ sung tiêu chí đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về xây dựng cải tạo, nâng cấp nhà bia ghi tên liệt sĩ trên địa bàn tỉnh… tại dự thảo Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt Đề án quản lý xây dựng, cải tạo, nâng cấp nhà bia ghi tên liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn từ nay đến năm 2030 do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) trình.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh hoan nghênh Sở LĐTB&XH trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ được UBND tỉnh giao đã nỗ lực nghiên cứu, xây dựng dự thảo Đề án, khảo sát thực tế nắm rõ được nhu cầu xây mới, sửa chữa của các xã trên địa bàn tỉnh. Đồng chí nhấn mạnh, xuất phát từ nhu cầu quản lý, nhu cầu của Nhân dân xây dựng cải tạo, nâng cấp nhà bia ghi tên liệt sĩ bảo đảm trang trọng, đáp ứng nguyện vọng thăm viếng của người dân và có ý nghĩa giáo dục truyền thống lịch sử. Đồng chí yêu cầu, Sở LĐTB&XH tiếp thu tối đa các ý kiến, hoàn thiện Đề án, trong đó, về tiêu đề ghi rõ: Đề án quản lý hoạt động xây dựng, cải tạo, nâng cấp nhà bia ghi tên liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn từ nay đến năm 2030. Về nội dung: bổ sung số liệu khảo sát đánh giá, biên tập, rà soát kỹ lưỡng nhu cầu cải tạo, sửa chữa, xây mới nhà bia ghi tên liệt sĩ tại các xã; công trình phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất; xác định rõ, rà soát số liệu liệt sĩ tại các xã để mỗi xã nên có một nhà bia tưởng niệm, tri ân các Anh hùng liệt sĩ trên cơ sở nguyện vọng của Nhân dân địa phương; không quy định cứng diện tích tối đa, nên quy định diện tích tối thiểu, định hướng cho các nhà bia xây dựng mới. Về cơ cấu vốn: theo quy định của Pháp lệnh người có công, nghiên cứu cân đối tỉ lệ giữa nguồn vốn ngân sách Nhà nước và vốn xã hội hoá. Sở LĐTB&XH phối hợp với các sở, ngành liên quan, hoàn thiện Đề án trong tháng 8/2024, trình lãnh đạo UBND tỉnh xem xét.

 Sau khi nghe các ý kiến thảo luận tại phiên họp về Dự thảo Quyết định của UBND tỉnh ban hành Quy định về việc công nhận sáng kiến và đánh giá, công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến; hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KHCN) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn do Sở KHCN trình, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu, Sở KHCN tiếp thu các ý kiến bằng văn bản và tại cuộc hợp, rà soát, bổ sung về đối tượng áp dụng là các đề tài khoa học đạt giải trong các kỳ thi, cuộc thi, đáp ứng được các yêu cầu về sáng kiến, kinh nghiệm, nêu rõ của người đứng đầu cơ sở, cụ thể hóa nhiệm vụ của các Hội đồng, nghiên cứu, hướng dẫn số lượng người tham gia đề tài sáng kiến, bổ sung điều khoản chuyển tiếp công nhận sáng kiến để xét các hình thức thi đua khen thưởng. Sở KHCN hoàn thành dự thảo chậm nhất trong ngày 18/8/2024, trình UBND tỉnh xem xét, ban hành.

Kiện toàn Đội kiểm tra liên ngành về phòng, chống mại dâm tỉnh Lạng Sơn

Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1397/QĐ-UBND, ngày 12/8/2024, kiện toàn Đội kiểm tra liên ngành về phòng, chống mại dâm tỉnh Lạng Sơn (gọi tắt là Đội kiểm tra liên ngành 178 tỉnh).

Theo đó, Đội trưởng Đội kiểm tra liên ngành 178 tỉnh là Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Đội phó là lãnh đạo Phòng Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; lãnh đạo Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh (PC06) và lãnh đạo Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Các thành viên Đội kiểm tra là Thanh tra viên các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Công Thương, Y tế và chuyên viên Phòng Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; cán bộ Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06), Công an tỉnh.

Đội kiểm tra liên ngành 178 tỉnh hoạt động theo Quy chế do UBND tỉnh quy định tại Quyết định số 807/QĐ-UBND ngày 27/5/2023 về ban hành Quy chế hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành về phòng, chống mại dâm tỉnh Lạng Sơn.

Chỉ đạo tăng cường triển khai thực hiện các nhóm nhiệm vụ thuộc Đề án 06/CP

Đồng chí Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chỉ đạo (Công văn số 4178/VP-NC, ngày 12/8/2024) về tăng cường triển khai thực hiện các nhóm nhiệm vụ thuộc Đề án 06/CP.                                                                     

Theo đó, yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ, địa bàn được phân công phụ trách, tăng cường chỉ đạo, đôn đốc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Tổ công tác 06 của Chính phủ tại Công văn số 2643/TCTTKĐA ngày 07/8/2024 về việc đôn đốc triển khai các nhóm nhiệm vụ thuộc Đề án 06.

Giao Công an tỉnh theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện của các cơ quan, đơn vị; tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh, Tổ công tác 06 của Chính phủ theo quy định.

Theo Công văn số 2643/TCTTKĐA ngày 07/8/2024 của Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ:

Đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu 19 mô hình điểm của thành phố Hà Nội để áp dụng, tổ chức triển khai trên địa bàn; chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương điều chỉnh, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu, đảm bảo kết nối với hệ thống phần mềm dịch vụ công liên thông, phần mềm hộ tịch điển tử dùng chung của Bộ Tư pháp để triển khai hiệu quả 02 nhóm thủ tục hành chính liên thông theo Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024; rà soát, đánh giá tổng thể các vấn đề về bảo mật, an ninh an toàn,…

Quyết định ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 -2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Chủ tịch UBND tỉnh quyết định ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 -2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (Quyết định số 1396/QĐ-UBND, ngày 12/8/2024).

Quyết định nêu rõ, thời gian tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024. Kết thúc học kỳ I trước ngày 18 tháng 01 năm 2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025. Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2025. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2025. Tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27 tháng 6 năm 2025. Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo Quyết định, kế hoạch thời gian năm học phải bảo đảm đủ 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần), phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của tỉnh. Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm. Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của tỉnh. Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.

Kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 177-KH/TU, ngày 23/6/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về “Tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” trên địa bàn tỉnh

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 177-KH/TU, ngày 23/6/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về “Tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” trên địa bàn tỉnh (Kế hoạch số 194/KH-UBND, ngày 12/8/2024).

Mục tiêu chung: bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em, phát triển toàn diện trẻ em nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế

Nhiệm vụ, giải pháp: tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ; bảo đảm nguồn lực thực hiện các mục tiêu đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách;

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; phát triển hệ thống dịch vụ đáp ứng thực hiện quyền trẻ em có sự lồng ghép và phối hợp giữa các dịch vụ y tế, giáo dục, tư pháp và các dịch vụ an sinh xã hội; ưu tiên hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em; phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng, tổ chức xã hội, các cơ quan báo  chí tham gia chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan chức năng, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.

Chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 08/2024/NQ-HĐND ngày 23/7/2024 của HĐND tỉnh

UBND tỉnh chỉ đạo (Công văn số 1141/UBND-NC, ngày 13/8/2024) triển khai thực hiện Nghị quyết số 08/2024/NQ-HĐND ngày 23/7/2024 của HĐND tỉnh quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh phổ biến, quán triệt Nghị quyết số 08/2024/NQ-HĐND ngày 23/7/2024 của HĐND tỉnh đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý; đồng thời tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung tại Nghị quyết số 08/2024/NQ-HĐND.

UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Nghị quyết số 08/2024/NQ-HĐND đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, UBND cấp xã, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn; tổ chức triển khai kịp thời, đầy đủ các nội dung của Nghị quyết số 08/2024/NQ-HĐND theo quy định; xây dựng, trình HĐND cấp huyện ban hành Nghị quyết quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn cấp huyện, chỉ đạo UBND cấp xã trình HĐND cấp xã ban hành Nghị quyết quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn cấp xã theo quy định.

Thành lập Tổ công tác và Tổ giúp việc xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực hiện công tác quản lý phương tiện vận tải qua các lối thông quan, đường chuyên dụng thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập Tổ công tác xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực hiện công tác quản lý phương tiện vận tải qua các lối thông quan, đường chuyên dụng thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Quyết định số 1399/QĐ-UBND, ngày 13/8/2024).

Theo đó, Tổ công tác do đồng chí Đoàn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổ trưởng. Đồng chí Vũ Quang Khánh, Phó Trưởng ban phụ trách Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn làm Tổ phó thường trực.

Tổ phó là các đồng chí: Ninh Văn Hợp, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Nguyễn Anh Tài, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh; Hoàng Khánh Dư, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải; Trần Thị Vân Thuỳ, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ.

Thành viên Tổ công tác là các đồng chí: Nguyễn Trọng Hùng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Nguyễn Xuân Thu, Phó Giám đốc Công an tỉnh; Liễu Anh Minh, Phó Giám đốc Sở Công Thương; Dương Văn Chiều, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Lãng; Hoàng Mạnh Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Lộc.

Tại Quyết định cũng thành lập Tổ giúp việc xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực hiện công tác quản lý phương tiện vận tải qua các lối thông quan, đường chuyên dụng thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị do đồng chí Hoàng Khánh Duy, Phó Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn làm Tổ trưởng.

Chỉ đạo triển khai thực hiện Thông báo số 369/TB-VPCP ngày 09/8/2024 của Văn phòng Chính phủ

UBND tỉnh chỉ đạo (Công văn số 1147/UBND-KGVX, ngày 13/8/2024) triển khai thực hiện Thông báo số 369/TB-VPCP ngày 09/8/2024 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số với các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tiếp tục thống nhất, nâng cao nhận thức, hành động và tổ chức thực hiện của người đứng đầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trong chuyển đổi số theo nguyên tắc “lãnh đạo, chỉ đạo từ trên xuống nhưng tổ chức thực hiện, tháo gỡ vướng mắc phải từ dưới lênˮ; thống nhất nhận thức và đảm bảo nguyên tắc “5 vấn đề - 4 xuyên suốt - 3 giá trị - 2 mục tiêu - 1 quyết tâm” để triển khai Đề án 06/CP, thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh một cách xuyên suốt, hiệu quả; tiếp tục triển khai quyết liệt Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh về công tác chuyển đổi số; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách về chuyển đổi số phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh Lạng Sơn; tập trung số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực để phát triển dữ liệu số, đảm bảo hoàn thành 100% trong năm 2024 theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 318/UBND-KGVX ngày 14/3/2024; tập trung triển khai phấn đấu đến hết năm 2024 đạt 80% dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 40% dân số trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến, 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng trong giải quyết thủ tục hành chính; đến năm 2025 đạt 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được gắn định danh cá nhân.

Chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc ký kết, triển khai các biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác quốc tế

UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc ký kết, triển khai các biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác quốc tế (Công văn số 1128 /UBND-NC, ngày 13/8/2024).

Thủ trưởng các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các cam kết, thỏa thuận quốc tế, Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020, Nghị định số 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh về công tác ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế; chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao trong các kế hoạch triển khai các biên bản ghi nhớ hợp tác, thỏa thuận hợp tác quốc tế và của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh; tổ chức ký kết và thực hiện biên bản ghi nhớ hợp tác thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý của cơ quan, đơn vị, địa phương, trên cơ sở phối hợp chặt chẽ, trao đổi, tham vấn kịp thời ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương có liên quan và phối hợp với bên ký kết nước ngoài nhằm đáp ứng các ưu tiên của Việt Nam, của tỉnh trong từng giai đoạn, trên cơ sở xem xét ưu tiên chung của các bên ký kết, kịp thời tháo gỡ vướng mắc của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Chấp hành nghiêm việc xin ý kiến của Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố về ký kết các nội dung hợp tác liên quan đến quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội; xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện các thỏa thuận hợp tác quốc tế đã ký kết; đề ra lộ trình, biện pháp, phân công nhiệm vụ cụ thể để triển khai thực hiện gắn với kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện; kiểm tra việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác quốc tế trên cơ sở nội dung kế hoạch thực hiện đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Chỉ đạo phát triển không gian xanh, môi trường thân thiện và củng cố, đầu tư cơ sở vật chất tại các cơ sở trợ giúp xã hội, cai nghiện ma túy

Đồng chí Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh (Công văn số 4225/VP-KGVX, ngày 13/8/2024) phát triển không gian xanh, môi trường thân thiện và củng cố, đầu tư cơ sở vật chất tại các cơ sở trợ giúp xã hội, cai nghiện ma túy.

Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các nội dung yêu cầu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh phát động hỗ trợ trồng cây xanh, phát triển không gian xanh và môi trường sống thân thiện tại các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh.

Theo Công văn số 3681/BLĐTBXH-CBTXH ngày 12/8/2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phát triển không gian xanh, môi trường thân thiện và củng cố, đầu tư cơ sở vật chất tại các cơ sở trợ giúp xã hội, cai nghiện ma túy:

Đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành chức năng ở địa phương rà soát hiện trạng cơ sở vật chất các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy trước hết là diện tích đất tự nhiên, điều kiện về khu nhà ở, khu vệ sinh, khu nhà bếp, khu rèn luyện thể thao, văn hóa, khu lao động trị liệu; đối chiếu các tiêu chí, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự của các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy quy định tại Nghị định số 103/2017/NĐ-CP và Nghị định số 116/2021/NĐ-CP, đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí, điều kiện theo quy định, nếu chưa đáp ứng thì có văn bản trình đồng chí Chủ tịch UBND cấp tỉnh, trình đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy có giải pháp kiện toàn về cơ sở vật chất, nhân sự theo quy định.

Chỉ đạo triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2024

UBND tỉnh chỉ đạo (Công văn số 1153/UBND-NC, ngày 14/8/2024) về việc  triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2024.

Công an tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2024, đảm bảo công tác đặc xá được thực hiện công khai, minh bạch, công bằng, khách quan, đúng đối tượng, đúng quy trình, thời gian; chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, Công an các huyện, thành phố tích cực phối hợp với chính quyền các xã, phường, thị trấn, đoàn thể… chủ động nắm tình hình diễn biến của các đối tượng được đặc xá, tổ chức tiếp nhận, quản lý, giúp đỡ người được đặc xá về địa phương cư trú sớm ổn định cuộc sống.

Các sở, ngành có liên quan tăng cường thời lượng tin, bài phóng sự tuyên truyền sâu rộng về công tác đặc xá năm 2024, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và quần chúng Nhân dân, xoá bỏ mặc cảm đối với người được đặc xá; hướng dẫn các Cơ quan thi hành án dân sự tạo điều kiện thuận lợi cho gia đình phạm nhân thực hiện hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác theo quy định của pháp luật; phối hợp tổ chức dạy nghề, giới thiệu việc làm cho những người được đặc xá về địa phương;… UBND huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức liên quan cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nhân thân, cấp giấy chứng nhận, xác nhận về việc chấp hành chính sách, pháp luật, hoàn cảnh gia đình hoặc các giấy tờ, tài liệu cần thiết khác của người được đề nghị đặc xá; tổ chức tiếp nhận, cấp các giấy tờ pháp lý cần thiết, có hoạt động tạo điều kiện, giúp đỡ người được đặc xá trở về hoà nhập cộng đồng.

Đề nghị Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh hướng dẫn Ủy ban MTTQ các cấp phối hợp với các tổ chức thành viên, cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến chủ trương về đặc xá năm 2024; phối hợp với chính quyền cơ sở tạo điều kiện giúp đỡ người được đặc xá trở về tái hoà nhập với cộng đồng, giám sát các cơ quan chức năng thực hiện công tác đặc xá theo quy định của pháp luật.

Chỉ đạo thực hiện Công văn số 4219/BGDĐT-QLCL ngày 13/8/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đồng chí Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chỉ đạo (Công văn số 4237/VP-KGVX, ngày 14/8/2024) thực hiện Công văn số 4219/BGDĐT-QLCL ngày 13/8/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phối hợp chỉ đạo thực hiện các quy định về kiểm định chất lượng giáo dục.

Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các nội dung theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 4219/BGDĐT-QLCL ngày 13/8/2024 về việc phối hợp chỉ đạo thực hiện các quy định về kiểm định chất lượng giáo dục.

Theo Công văn số 4219/BGDĐT-QLCL ngày 13/8/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Đề nghị các Bộ, Ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng đào tạo ngành Sư phạm giáo dục mầm non trình độ cao đẳng trong phạm vi quản lý, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn các cơ sở đào tạo thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về tài chính, đấu thầu trong các hoạt động bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục;…

Kế hoạch triển khai thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW, ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW, ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án (Kế hoạch số 195/KH-UBND, ngày 14/8/2024).

Một số nhiệm vụ triển khai thực hiện: quán triệt, phổ biến Quy định số 132-QĐ/TW, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án và hoạt động khác có liên quan; tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về hoạt động tố tụng, thi hành án và hoạt động khác có liên quan; rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc, quy định, quy trình nghiệp vụ, chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử trong hoạt động tố tụng, thi hành án và hoạt động khác có liên quan; kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan; phối hợp giữa các sở, ban, ngành với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân hai cấp (tỉnh, huyện), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cấp uỷ, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan.

Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt đầy đủ, nghiêm túc các nội dung Quy định số 132-QĐ/TW đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bằng các hình thức thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo sự thống nhất trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và trong Nhân dân.

Chỉ đạo triển khai đẩy mạnh ứng dụng quét mã QR code chuyển khoản trong quản lý thu tiền công đức, tài trợ cho di tích và tu bổ công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn tỉnh

Đồng chí Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chỉ đạo (Công văn số 4239/VP-KGVX, ngày 14/8/2024) triển khai đẩy mạnh ứng dụng quét mã QR code chuyển khoản trong quản lý thu tiền công đức, tài trợ cho di tích và tu bổ công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn tỉnh.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan rà soát, đẩy mạnh việc Mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo hình thức chuyển khoản, phương thức thanh toán điện tử tại tất cả các di tích đã xếp hạng, đã được đưa vào danh mục kiểm kê trên địa bàn tỉnh theo quy định; khẩn trương chủ trì, phối hợp nghiên cứu, triển khai nhân rộng việc tiếp nhận tiền công đức, tài trợ bằng hình thức quét mã QR code tài khoản ngân hàng để chuyển khoản tại tất cả các điểm di tích đã xếp hạng, đã được đưa vào danh mục kiểm kê trên địa bàn tỉnh theo quy định.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp triển khai mở tài khoản và hình thức quét mã QR code tài khoản ngân hàng để tiếp nhận tiền chuyển khoản từ các cá nhân, tổ chức, đơn vị, nhà hảo tâm... đóng góp, ủng hộ tôn tạo, tu bổ các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu triển khai mô hình quét mã QR code nhằm cung cấp thông tin về các công trình ghi công liệt sĩ (về lịch sử nghĩa trang liệt sĩ, số mộ, danh sách liệt sĩ, thời gian tu sửa, tôn tạo, diện tích nghĩa trang, nhà bia, đài tưởng niệm…) để tạo thuận lợi cho người dân, thân nhân các liệt sĩ khi đến thăm viếng tại các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn tỉnh.

Quyết định công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực Tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương, UBND cấp huyện tỉnh Lạng Sơn

UBND tỉnh ban hành Quyết định công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực Tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương, UBND cấp huyện tỉnh Lạng Sơn (Quyết định số 1406/QĐ-UBND, ngày 14/8/2024).                                                              

Theo đó, công bố kèm theo Quyết định này Danh mục 04 thủ tục hành chính (TTHC) mới ban hành. Cụ thể, Danh mục TTHC cấp tỉnh: giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp tỉnh quản lý; thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng chợ; Danh mục TTHC cấp huyện: giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp huyện quản lý; thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng chợ.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Sở Công Thương có trách nhiệm xây dựng quy trình nội bộ trong giải quyết các thủ tục hành chính trên, trình Chủ tịch UBND tỉnh trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định này.

Chỉ đạo triển khai thực hiện Công điện số 79/CĐ-TTg ngày 13/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức triển khai có hiệu quả việc thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh Bất động sản

UBND tỉnh chỉ đạo (Công văn số 1155/UBND-KT, ngày 15/8/2024) triển khai thực hiện Công điện số 79/CĐ-TTg ngày 13/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức triển khai có hiệu quả việc thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh Bất động sản.

Các sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc và các cơ quan liên quan tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng, tham mưu ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của HĐND tỉnh và UBND tỉnh được giao trong các Luật nêu trên và chỉ đạo tại Công điện số 79/CĐ-TTg, bảo đảm chất lượng, tiến độ xây dựng, ban hành văn bản theo quy định.

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố khẩn trương trong tháng 8/2024 tổ chức các hội nghị quán triệt, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về các quy định mới của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản để hiểu đúng, đủ và thống nhất triển khai, đồng bộ và hiệu quả; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới người dân, doanh nghiệp để nâng cao nhận thức, trách nhiệm tạo sự đồng thuận trong thực thi pháp luật và giám sát thực hiện pháp luật. Đồng thời, chỉ đạo công bố công khai các thủ tục hành chính trên Cổng thông tin điện tử của địa phương, niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật để Nhân dân, doanh nghiệp biết thực hiện và giám sát việc thực hiện; thực hiện nghiêm công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả.

Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Lạng Sơn từ nay đến năm 2030

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 196/KH-UBND, ngày 15/08/2024 về phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Lạng Sơn từ nay đến năm 2030

Mục đích nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, chuyên nghiệp hóa, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của ngành du lịch, góp phần đưa du lịch tỉnh Lạng Sơn phát triển, phấn đấu đến năm 2030 du lịch trở thành ngành kinh mũi nhọn. Xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực du lịch của tỉnh có quy mô, cơ cấu, chất lượng, hình thành lực lượng lao động có trình độ, kỹ năng, kỹ thuật ngày càng cao, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp du lịch theo từng lĩnh vực như nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ buồng, nghiệp vụ nhà hàng (bàn, bar), kỹ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ lữ hành, nghiệp vụ điều hành tour, hướng dẫn viên du lịch; nhân viên sân Golf. Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, giúp các doanh nghiệp du lịch nâng cao chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh, phát triển du lịch bền vững. Đẩy mạnh xã hội hóa để thu hút các nguồn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Kế hoạch đề ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Tổng số lao động du lịch là khoảng 40.000 người, trong đó lao động trực tiếp đạt khoảng gần 15.000 người; lao động gián tiếp khoảng 25.000 người (Tỷ lệ lao động trình độ sau đại học trong ngành đạt 1,1%; đại học, cao đẳng đạt 21%; trung cấp, sơ cấp đạt 17%; sử dụng thành thạo 01 ngoại ngữ đạt 25%). Tổ chức tuyển sinh, đào tạo tập trung được ít nhất 27 lớp đào tạo nghề du lịch cho khoảng 1.100 học sinh, sinh viên. Tổ chức ít nhất 18 lớp bồi dưỡng, tập huấn cập nhật chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ cho khoảng 700 người là  công chức quản lý Nhà nước, viên chức khối sự nghiệp du lịch;  văn hóa xã, thôn có hoạt động du lịch phát triển. Tổ chức ít nhất 35 lớp bồi dưỡng cho hơn 2.600 người là quản lý, nhân viên phục vụ ở các cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch. Tổ chức được ít nhất 06 hội thi nghiệp vụ du lịch nâng cao tay nghề thu hút hơn 300 người tham gia. Tổ chức ít nhất 02 khóa đào tạo ngắn hạn về du lịch tại nước ngoài cho  công chức quản lý Nhà nước, viên chức khối sự nghiệp du lịch; Tổ chức ít nhất 06 chương trình bồi dưỡng, học tập kinh nghiệm ở tỉnh ngoài.

UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác quản lý tần số và thiết bị vô tuyến điện trên địa bàn tỉnh

UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác quản lý tần số và thiết bị vô tuyến điện trên địa bàn tỉnh (Công văn số 1161/UBND-KGVX, ngày 15/8/2024).

Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, cơ quan liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; khuyến cáo các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tuyệt đối không kinh doanh, lưu thông thiết bị vô tuyến điện có tần số không phù hợp với Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia, chưa thực hiện việc chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy theo quy định; hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân sử dụng tần số vô tuyến điện thực hiện các quy định về cấp phép và hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, sửa đổi, gia hạn. Đồng thời, kiểm tra, xử lý các trường hợp kinh doanh, sử dụng và lưu thông thiết bị vô tuyến điện không đúng quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến an ninh thông tin trên địa bàn tỉnh; thanh tra, kiểm tra việc sử dụng các thiết bị vô tuyến điện của các tổ chức, cá nhân, các cơ sở lưu trú (nhà hàng, khách sạn, homestay), các khu du lịch, khu vui chơi; ngăn chặn kịp thời việc vận chuyển, nhập khẩu vào thị trường trong nước các loại thiết bị vô tuyến điện không phù hợp với quy hoạch tần số vô tuyến điện của Việt Nam.

Đề nghị Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực I tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng tần số vô tuyến điện nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật khi sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trên địa bàn tỉnh; phối hợp hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký để được cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện.

Các doanh nghiệp viễn thông di động trên địa bàn tỉnh thường xuyên rà soát, kiểm tra vùng phủ sóng, đặc biệt tại các khu chung cư, tòa nhà cao tầng, những khu vực có mật độ xây dựng cao dễ phát sinh vùng lõm sóng, kịp thời đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng vùng phủ sóng, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khi sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện phải tiến hành đăng ký cấp giấy phép theo quy định và tuân thủ các quy định trong giấy phép.

Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Đình Lập đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh ban hành Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Đình Lập đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1410/QĐ-UBND, ngày 15/8/2024).

Theo đó, quy mô diện tích: 118.954,87ha, quy mô dân số hiện trạng năm 2023: 29.481 người; quy mô dự báo dân số đến năm 2030: dân số trong khu vực đạt khoảng 36.500 người, đến năm 2040: dân số trong khu vực đạt khoảng 47.000 người. Tính chất là trung tâm kinh tế xã hội vùng Đông Nam tỉnh, phát triển về công nghiệp, lâm nghiệp, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và phát triển du lịch; là đầu mối giao thông quan trọng cửa ngõ phía Đông Nam của tỉnh, có ý nghĩa chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh, quốc phòng; là nơi có tiềm năng phát triển về lâm nghiệp và chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và phát triển thương mại, du lịch dần trở thành những ngành kinh tế quan trọng và là địa bàn chiến lược về bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh.

UBND huyện Đình Lập tổ chức công bố, công khai đồ án quy hoạch đã được phê duyệt, gửi hồ sơ quy hoạch cho các cơ quan liên quan để lưu trữ, quản lý và triển khai quy hoạch theo quy định; xây dựng kế hoạch triển khai quy hoạch, các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư đảm bảo tính khả thi và phù hợp nguồn lực đầu tư của địa phương theo quy định.

Quy định về một số mẫu hiện vật khen thưởng cấp tỉnh

UBND tỉnh ban hành Quy định về một số mẫu hiện vật khen thưởng cấp tỉnh (Quyết định số 24/2024/QĐ-UBND, ngày 15/8/2024).

Quy định này quy định về các nội dung: mẫu, chất liệu, kích thước của Huy hiệu và Bằng chứng nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua tỉnh Lạng Sơn”, mẫu Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, Bằng chứng nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, mẫu Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, mẫu khung Bằng khen, Bằng chứng nhận danh hiệu thi đua, mẫu hộp đựng Huy hiệu “Chiến sĩ thi đua tỉnh Lạng Sơn”; quản lý, cấp phát hiện vật khen thưởng cấp tỉnh.

Hiện vật khen thưởng cấp tỉnh là các hiện vật để tặng cho tập thể, hộ gia đình, tặng hoặc truy tặng cho cá nhân khi được Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn quyết định tặng danh hiệu thi đua hoặc khen thưởng.

Hiện vật khen thưởng cấp tỉnh gồm có: Huy hiệu “Chiến sĩ thi đua tỉnh Lạng Sơn”; Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn; Bằng chứng nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua tỉnh Lạng Sơn”, “Tập thể lao động xuất sắc”; Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn; Khung Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, khung Bằng chứng nhận các danh hiệu: “Chiến sĩ thi đua tỉnh Lạng Sơn”, “Tập thể lao động xuất sắc”; Hộp đựng Huy hiệu “Chiến sĩ thi đua tỉnh Lạng Sơn”.

Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2024.

Chỉ đạo triển khai thực hiện Công văn số 5942/BNN-KTHT ngày 13/8/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo (Công văn số 4258/VP-KT, ngày 15/8/2024) triển khai thực hiện Công văn số 5942/BNN-KTHT ngày 13/8/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường triển khai thực hiện công tác bố trí ổn định dân cư và rà soát, đề xuất hỗ trợ các dự án bố trí ổn định dân cư cấp bách từ nguồn vốn dự phòng NSTW năm 2024.            Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, triển khai thực hiện các nội dung Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu tại Công văn trên; rà soát, tham mưu UBND tỉnh báo cáo đề xuất trung ương hỗ trợ các dự án bố trí ổn định dân cư cấp bách từ nguồn vốn dự phòng NSTW năm 2024 theo yêu cầu.

Theo Công văn số 5942/BNN-KTHT ngày 13/8/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Đề nghị UBND tỉnh thực hiện một số nội dung: hoàn thành dứt điểm các dự án đã được bố trí vốn từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2022 và tổ chức bố trí ổn định cho các hộ dân vào các điểm dân cư theo quy hoạch, bảo đảm đúng mục tiêu, phát huy hiệu quả của dự án. Đối với các dự án còn thiếu vốn, đề nghị UBND các tỉnh có trách nhiệm sử dụng ngân sách địa phương theo quy định để bố trí đủ số vốn còn thiếu cho dự án theo đúng chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại Công văn số 3003/VPCP-KTTH ngày 04/5/2024 của Văn phòng Chính phủ;

Chủ động sử dụng nguồn vốn đã được giao trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để bố trí vốn cho các dự án bố trí ổn định dân cư theo quy định;…

Chỉ đạo thúc đẩy hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh

UBND tỉnh chỉ đạo thúc đẩy hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh (Công văn số 1170/UBND-KT, ngày 16/8/2024).

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, phổ biến cập nhật kiến thức, kỹ năng số và an toàn thông tin mạng cho thành viên các Tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ); theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai mô hình chuyển đổi số tại các thôn, tổ dân phố gắn với 05 nội dung kỹ năng số cơ bản; phổ biến, chia sẻ các mô hình, cách làm hay, điển hình, sáng tạo trong hoạt động của Tổ CNSCĐ. Đồng thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan phát động và triển khai Chiến dịch ra quân “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người dân sử dụng dịch vụ, ứng dụng để phát triển kinh tế số” của Tổ CNSCĐ trên toàn tỉnh trong 10 ngày (01/10/2024 - 10/10/2024).

Các sở, ngành đơn vị liên quan phối hợp xây dựng chương trình, kế hoạch đưa nội dung giảng dạy 05 nội dung kỹ năng số cơ bản vào tiết học ngoại khóa cho học sinh THCS và THPT để tăng cường hiểu biết, hỗ trợ Tổ CNSCĐ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân về lợi ích của việc sử dụng các nền tảng số, công nghệ số trong cuộc sống hằng ngày. UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các Tổ CNSCĐ trên địa bàn lên phương án ra quân tại địa bàn, hướng dẫn người dân sử dụng các dịch vụ, ứng dụng thiết thực để phát triển kinh tế số, xã hội số.

Đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh quan tâm, tích cực cử hội viên, cán bộ đầu mối thành thạo kỹ năng số tham gia hoạt động của Tổ CNSCĐ; phát động các phong trào thi đua trong đoàn viên thanh niên tiên phong sử dụng các nền tảng, ứng dụng công nghệ số, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng dân cư. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh quan tâm, cử cán bộ đầu mối tham gia hoạt động của Tổ CNSCĐ, có chính sách ưu đãi giá sản phẩm, dịch vụ số cho thành viên Tổ CNSCĐ.

Các đại biểu dự họp cũng thảo luận và thống nhất thông qua dự thảo Quyết định của UBND tỉnh ban hành Danh mục tài sản cố định đặc thù; Danh mục, thời gian tính hao mòn, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Lạng Sơn do Sở Tài chính trình. Yêu cầu đơn vị chủ trì soạn thảo tiếp thu các ý kiến, rà soát chỉnh sửa hoàn thiện  dự thảo gửi UBND tỉnh xem xét ban hành trước ngày 18/8/2024.

Kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển khoa học và ứng dụng chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển khoa học và ứng dụng chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh (Kế hoạch số 197/KH-UBND, ngày 16/8/2024).

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030: ít nhất 20% nhiệm vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp được nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao phục vụ phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp; tổn thất sau thu hoạch các mặt hàng nông lâm thủy sản chủ lực giảm 0,5% đến 1%/năm; 50% phụ phẩm của các mặt hàng chủ lực được xử lý và tái chế, tái sử dụng, trong đó 80% rơm rạ được thu gom và tái sử dụng; 60% hộ gia đình và 100% trang trại áp dụng các công nghệ và kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi và được tái sử dụng; 50% lượng phụ phẩm trong khai thác, chế biến gỗ được sử dụng sản xuất nhiên liệu sinh học hoặc các sản phẩm từ gỗ như gỗ ván nhân tạo; 100% cán bộ khuyến nông, tổ khuyến nông cộng đồng được tập huấn các quy trình xử lý, tái chế chất thải, phụ phẩm đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực; 80% trang trại và 50% hợp tác xã được tiếp cận với các quy trình quản lý, sử dụng chất thải và tái chế, tái sử dụng các phụ phẩm, các công nghệ xử lý chất thải và tái chế phụ phẩm trong nông nghiệp.

Các nhiệm vụ, giải pháp triển khai: truyền thông nâng cao nhận thức và năng lực phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp; ứng dụng khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, quy trình sản xuất tiên tiến phục vụ nông nghiệp tuần hoàn; đẩy mạnh chuyển giao, đào tạo tập huấn về công nghệ phát triển nông nghiệp tuần hoàn; phát triển các hình thức tổ chức sản xuất; phát triển thương hiệu, thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn; cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119 - 1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2 - 1089 thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - (VIệt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc)

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 865/QĐ-TTg ngày 17/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh (CKTM) tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1119 - 1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1088/2 - 1089 thuộc cặp cửa khẩu (CK) quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).

Mục tiêu của Đề án là xây dựng CKTM tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1119 - 1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1088/2 - 1089. Phấn đấu xây dựng Lạng Sơn sớm trở thành một trong những trung tâm, đầu mối hoạt động xuất nhập khẩu (XNK), thương mại, dịch vụ, du lịch và kinh tế CK trọng điểm của vùng Đông Bắc, đồng thời là cửa ngõ quan trọng thông thương hàng hóa của các nước ASEAN với thị trường Trung Quốc và các nước khác; xây dựng CK quốc tế Hữu Nghị trở thành "CK kiểu mẫu", CK đường bộ tiên tiến nhất ASEAN phát triển dựa trên ứng dụng công nghệ cao, có hệ thống giao thông đường bộ hiện đại kết nối với cảng biển, sân bay; hình thành trung tâm thương mại giao thương hàng hóa đường bộ lớn nhất của Việt Nam với các nước ASEAN, Trung Quốc và ngược lại.

Theo đó, Đề án phấn đấu đạt được các mục tiêu cụ thể: Triển khai thí điểm xây dựng CKTM áp dụng hình thức giao nhận hàng hoá XNK mới dựa trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào quy trình thủ tục XNK hàng hóa, xuất nhập cảnh phương tiện vận tải trong quá trình giao, nhận hàng hóa XNK để nâng cao năng lực, hiệu suất thông quan tại các cửa khẩu đường bộ, đáp ứng nhu cầu giao thương ngày càng tăng. Đồng thời giải quyết tình trạng ùn ứ hàng hóa tại khu vực CK, giảm chi phí vận chuyển, thông quan hàng hóa XNK, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp XNK; tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, góp phần ổn định và nâng cao đời sống cho Nhân dân hai bên biên giới; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia.

Phấn đấu đến năm 2027, nâng cao năng lực thông quan tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1119 - 1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1088/2 - 1089 gấp 02 - 03 lần so với thời điểm hiện nay. Đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1119 - 1120 tăng từ 800 xe/ngày lên 2.000 - 2.500 xe/ngày; đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1088/2 - 1089 tăng từ 400 xe/ngày lên 800 - 1.200 xe/ngày.

Phấn đấu đến năm 2030, nâng cao năng lực thông quan tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1119 - 1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1088/2 - 1089 gấp 04 - 05 lần so với thời điểm hiện nay. Đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1119 - 1120 tăng từ 800 xe/ngày lên 3.000 - 3.500 xe/ngày; đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1088/2 - 1089 tăng từ 400 xe/ngày lên 2.000 - 2.500 xe/ngày. Tổng kim ngạch XNK tất cả các loại hình qua đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1119 - 1120 đạt khoảng 85 tỷ USD, qua đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1088/2 - 1089 đạt khoảng 25 tỷ USD.

Phạm vi của Đề án án là xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước tại khu vực CK trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào quá trình giao, nhận hàng hóa XNK tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1119 - 1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1088/2 - 1089. Mô hình CKTM thực hiện trong một phạm vi tách biệt, khép kín, áp dụng đối với một số chủng loại mặt hàng cụ thể trong thời gian thí điểm. Bên cạnh đó, phương thức giao nhận hàng hóa truyền thống vẫn được duy trì hoạt động đồng thời. Các mặt hàng lựa chọn thực hiện thông quan theo mô hình cửa khẩu thông minh bao gồm: Mặt hàng hoa quả, linh kiện điện tử xuất khẩu của Việt Nam, các nước ASEAN và mặt hàng linh kiện điện tử nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong thời gian thí điểm tiếp tục trao đổi với phía Trung Quốc mở rộng các mặt hàng xuất nhập khẩu để đảm bảo mục tiêu, hiệu quả của Đề án.

Thời gian thực hiện Đề án, từ Quý III/2024 đến hết Quý III/2029, được chia làm 02 giai đoạn, gồm: giai đoạn 1 (xây dựng cơ sở hạ tầng): Từ Quý III/2024 đến hết Quý II/2026; giai đoạn 2 (thực hiện thí điểm): Từ Quý III/2026 đến hết Quý III/2029.

UBND tỉnh chỉ đạo đối với việc điều động, chuyển công tác đối với viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm 2023, năm 2024

UBND tỉnh chỉ đạo (Công văn số 1178/UBND-NC, ngày 18/8/2024) đối với việc điều động, chuyển công tác đối với viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thành phố rà soát, kiểm tra các quy chế, quy định, kế hoạch điều động, chuyển công tác viên chức sự nghiệp GD&ĐT đã ban hành, thực hiện bãi bỏ các quy chế, quy định, kế hoạch không có căn cứ cơ sở pháp lý thực hiện. Thực hiện tốt công tác quản lý, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ viên chức sự nghiệp GD&ĐT, khi thực hiện điều động, chuyển công tác đối với viên chức phải căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, cơ cấu vị trí việc làm, bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng, đúng quy định của pháp luật.

Sở GD&ĐT nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định về việc luân chuyển giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, để thực hiện thống nhất trong toàn ngành./.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết