Cổng thông tin điện tử

Tỉnh Lạng Sơn

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phê duyệt Quyết định về việc phê duyệt Đề án Thí điểm xã hội hoá phát triển bóng đá TNNĐ tỉnh Lạng Sơn từ nay đến năm 2030

UBND tỉnh ban hành Quyết định số 890/QĐ-UBND, ngày 17/5/2024 phê duyệt Quyết định về việc phê duyệt Đề án Thí điểm xã hội hoá phát triển bóng đá TNNĐ (TNNĐ) tỉnh Lạng Sơn từ nay đến năm 2030.

Ảnh minh họa. Nguồn: Baolangson

Theo đó phấn đấu đến năm 2030:

Phát triển bóng đá thiếu niên nhi đồng Lạng Sơn theo hướng toàn diện và bền vững, tạo tiền đề phát triển phong trào bóng đá của tỉnh nói chung. Đẩy mạnh phát triển bóng đá học đường và bóng đá cộng đồng trên địa bàn dân cư, tạo điều kiện và khuyến khích tập luyện bóng đá đối với các lứa tuổi thanh, thiếu niên, trước mắt ưu tiên cho bóng đá nam. Chú trọng xây dựng hệ thống đào tạo bóng đá thiếu niên nhi đồng cấp tỉnh các tuyến từ U10 -  U13. 

Xây dựng 20 CLB bóng đá cộng đồng trên địa bàn các huyện, thành phố, thu hút được 400 - 500 em TNNĐ thường xuyên tham gia tập luyện dưới hình thức xã hội hoá. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, huấn luyện viên, hướng dẫn viên, cộng tác viên, trọng tài có năng lực chuyên môn và trình độ sư phạm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Xây dựng hệ thống các giải thi đấu từ cơ sở đến cấp tỉnh phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi TNNĐ để thu hút các em tích cực tham gia. Hằng năm tuyển chọn, đào tạo bóng đá TNNĐ cấp tỉnh các tuyến từ U10 - U13 để tham gia các giải bóng đá trong nước và quốc tế. Huy động xã hội hoá từ nguồn tài trợ, nguồn đầu tư của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; xây dựng thêm nhiều sân cỏ nhân tạo 7 người, 5 người, trang bị dụng cụ tập luyện và thi đấu đủ để tham gia các giải bóng đá TNNĐ tại các địa phương và trong các nhà trường. Phấn đấu giới thiệu từ 06 - 08 cầu thủ trẻ có tiềm năng cho các trung tâm bóng đá, CLB bóng đá chuyên nghiệp.

Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án, nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí (khoảng 30%), đồng thời kết hợp kêu gọi nguồn xã hội hóa (khoảng 70%), tập trung các giải pháp: Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa, tác dụng của phát triển bóng đá cộng đồng nói chung và bóng đá TNNĐ nói riêng đối với sự phát triển về đức, trí, thể, mỹ của TNNĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng, các nền tảng mạng xã hội. Tăng cường công tác truyền thông, giúp cho các phụ huynh hiểu được vai trò của tập luyện thể thao (đặc biệt là môn bóng đá) đối với học sinh. Tổ chức các giải bóng đá lứa tuổi TNNĐ với các hình thức đa dạng, phong phú và thông qua hoạt động học tập, sinh hoạt để tạo không khí sôi động phát triển bóng đá TNNĐ.Xây dựng kế hoạch định hướng đầu tư để xã hội quan tâm tham gia đầu tư, hỗ trợ kinh phí cải tạo, xây dựng mới các sân cỏ, sân cỏ nhân tạo tại các đơn vị, địa phương, trường học, doanh nghiệp phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt, tập luyện và thi đấu bóng đá cộng đồng.

Ngọc Khánh


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Tin nổi bật