Chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND tỉnh trong tuần (từ ngày 30/9 đến hết ngày 06/10/2024)
Chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND tỉnh trong tuần (từ ngày 30/9 đến hết ngày 06/10/2024)
UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 9/2024 (kỳ 2); Tập trung đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch triển khai chương trình trao tặng Mũ bảo hiểm cho trẻ em năm 2024 với chủ đề “Giữ trọn ước mơ”; Chỉ đạo tăng cường thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ứng phó với mưa lớn khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa; UBND tỉnh chỉ đạo thu gom, vận chuyển, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh; Thực hiện một số công tác khắc phục sau thiên tai về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và trồng rừng thay thế; Huy động hệ thống khuyến nông tham gia khôi phục sản xuất sau bão lũ; Thực hiện một số công tác khắc phục sau thiên tai về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và trồng rừng thay thế; Thành lập Ban Chỉ đạo Kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 tỉnh Lạng Sơn; Chỉ đạo triển khai thực hiện Công điện số 100/CĐ-TTg ngày 27/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ đạo sử dụng các nguồn kinh phí hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra; Chỉ đạo triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Chỉ đạo triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 9/2024 (kỳ 2)
Chiều 03/10/2024, đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 9/2024 (kỳ 2) để xem xét, quyết định 04 nội dung quan trọng do Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Nội vụ trình. Cùng dự họp có lãnh đạo HĐND, Ủy ban MTTQ tỉnh và các thành viên UBND tỉnh.
Tại phiên họp các đại biểu đã thảo luận và cho ý kiến vào Dự thảo Quyết định của UBND tỉnh ban hành quy định một số chỉ tiêu cụ thể để áp dụng phương pháp định giá đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Trong đó, các đại biểu đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường làm rõ hơn về các dữ liệu đầu vào để đưa ra các chỉ tiêu, căn cứ để tính toán các tỉ lệ, thời hạn để xây dựng các dự án, quy định thời gian bán hàng, các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, mức độ chênh lệch tối đa, loại dự án…
Kết luận nội dung này, đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cơ bản dự thảo đã bám sát các nội dung Nghị định số 71/2024/NĐ-CP ngày 27/6/2024 của Chính phủ quy định về giá đất. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu cơ quan soạn thảo tiếp thu các ý kiến của các đơn vị; rà soát, xác định rõ các địa bàn khu vực đô thị, khu vực xã; cân nhắc đưa ra các tỷ lệ diện tích sàn kinh doanh căn hộ chung cư, văn phòng, thương mại dịch vụ, khách sạn, kho bãi, trông giữ xe... phù hợp với cơ sở thực tiễn của tỉnh; cân nhắc thời gian xây dựng các dự án, rà soát xem xét các yếu tố ảnh hưởng giá đất, mức độ chênh lệch tối đa, ngoài ra, lưu ý tới việc định giá đất để cho thuê các loại hình đầu tư khác;... Cơ quan soạn thảo tiếp thu, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện dự thảo trình UBND tỉnh trước ngày 10/10/2024.
Các đại biểu dự phiên họp cũng thảo luận và góp ý vào Dự thảo Quyết định của UBND tỉnh quy định hạn mức công nhận đất ở đối với trường hợp sử dụng đất trước ngày 18/12/1980 và từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 15/10/1993 trên địa bàn tỉnh và Dự thảo Quyết định của UBND tỉnh quy định giấy tờ khác về quyền sử dụng đất có trước ngày 15/10/1993 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Đối với hai nội dung trên, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cơ bản nhất trí với các nội dung dự thảo, đồng thời, yêu cầu cơ quan soạn thảo xem xét lại nội dung về đối tượng áp dụng; rà soát, biên tập lại nội dung về tổ chức thực hiện. Tiếp thu, hoàn thiện dự thảo trình UBND tỉnh trước ngày 07/10/2024 xem xét ban hành theo quy định.
Cho ý kiến về nội dung Dự thảo Quyết định của UBND tỉnh quy định về quản lý, sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, các đại biểu đề nghị xem xét nội dung về tiêu đề, quy định quản lý, sử dụng, nguyên tắc quản lý, cách thức, quy trình tuyển chọn, thời gian làm việc của người hoạt động không chuyên trách cấp xã…
Kết luận nội dung này, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh vai trò quan trọng việc quản lý, sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, mỗi một vị trí, một đối tượng có đặc thù nhiệm vụ khác nhau, do đó, cần quản lý và sử dụng khác nhau. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, cơ quan soạn thảo sửa tên tiêu đề Quyết định bám sát Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Về nội dung cần xây dựng quy định cụ thể cho từng chức danh, thời gian làm việc tùy theo từng đối tượng; tách riêng nội dung quy định quản lý và sử dụng, đồng thời, tham khảo các quy định về công tác tuyển dụng đối với công chức, viên chức phù hợp với thực tiễn. Sở Nội vụ khẩn trương tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện Quyết định trước ngày 15/10/2024 trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt theo quy định.
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh chỉ đạo (Công văn số 163/BCĐ-NTM, ngày 30/9/2024) về việc tập trung đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025.
Yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND, Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo rà soát, kiểm tra đánh giá lại các chỉ tiêu, nhiệm vụ Chương trình MTQG xây dựng NTM theo Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 18/01/2024, Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 13/7/2022 của UBND tỉnh, để có giải pháp tập trung chỉ đạo, đôn đốc thực hiện bảo đảm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM theo kế hoạch của tỉnh năm 2024 và giai đoạn 2021-2025; chỉ đạo rà soát, đánh giá các chỉ tiêu, tiêu chí theo Quyết định số 1062/QĐ-UBND ngày 17/6/2024 của UBND tỉnh, đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng của bão số 3 đến kết quả xây dựng NTM để có kế hoạch khắc phục, tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện hoàn thiện các tiêu chí tại các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao giai đoạn trước năm 2022.
Đồng thời, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu quy định tại Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh triển khai thực hiện 06 chương trình chuyên đề phục vụ Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 theo các kế hoạch của tỉnh, tập trung các giải pháp phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân, ưu tiên hỗ trợ và phát triển các sản phẩm OCOP có tiềm năng, thế mạnh, hỗ trợ các mô hình phát triển du lịch nông thôn gắn với lợi thế của các địa phương; tiếp tục thực hiện có hiệu quả, đồng bộ các giải pháp huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện Chương trình xây dựng NTM, chú trọng đầu tư cho các công trình cấp thôn, bản, xã đặc biệt khó khăn, biên giới.
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, cơ quan đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội các cấp phát huy tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội đối với việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM trên địa bàn.
Kế hoạch triển khai chương trình trao tặng Mũ bảo hiểm cho trẻ em năm 2024 với chủ đề “Giữ trọn ước mơ”
Ban An toàn giao thông tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai chương trình trao tặng Mũ bảo hiểm cho trẻ em năm 2024 với chủ đề “Giữ trọn ước mơ” (Kế hoạch số 258/KH-BATGT, ngày 30/9/2024).
Mục đích nhằm nâng cao ý thức về việc chấp hành quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia cho trẻ em khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, qua đó giảm thiểu hậu quả do tai nạn giao thông gây ra đối với trẻ em, góp phần thực hiện mục tiêu nâng tỷ lệ đội mũ bảo hiểm đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với trẻ em là 100% vào năm 2030. Phấn đấu 100% số lượng học sinh nhận mũ bảo hiểm của Chương trình “Giữ trọn ước mơ” đội mũ khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.
Công ty Honda Việt Nam vận chuyển, cung cấp mũ bảo hiểm đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia với số lượng 13.722 mũ/tổng số 13.722 học sinh vào lớp 1 của từng trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh.
Thời gian tổ chức trao tặng mũ bảo hiểm tại các lễ chào cờ, họp phụ huynh, các giờ học chính khóa, ngoại khóa tại tất cả các trường Tiểu học trên phạm vi toàn tỉnh từ tháng 10/2024 – 11/2024. Quy mô cấp tỉnh dự kiến tổ chức trong tháng 10/2024.
Các thông điệp truyền thông: trẻ em phải được đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện; đội mũ bảo hiểm để bảo vệ tính mạng của chính mình; nói KHÔNG với mũ bảo hiểm giả, mũ bảo hiểm không đạt chuẩn.
Chỉ đạo tăng cường thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo (Công văn số 1427/UBND-NC, ngày 30/9/2024) về tăng cường thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố tăng cường tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các văn bản liên quan nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; cụ thể hóa theo lĩnh vực, phạm vi quản lý để Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đi vào cuộc sống, đáp ứng niềm tin của Nhân dân. Rà soát, ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý, công tác cải cách hành chính, thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính. Hằng năm, xây dựng kế hoạch thực hiện dân chủ ở cơ sở, định kỳ kiểm tra kết quả thực hiện; xem xét đưa kết quả thực hiện dân chủ ở cơ sở là một trong những nội dung, tiêu chí để đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các tập thể, cá nhân. Thực hiện tốt công tác phối hợp, tạo điều kiện để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 và Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị.
UBND các huyện, thành phố khẩn trương tham mưu HĐND cùng cấp ban hành Nghị quyết quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện, thành phố. Chỉ đạo UBND cấp xã trình HĐND cùng cấp ban hành Nghị quyết quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở; rà soát, ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở; rà soát, hoàn thiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố; thực hiện đầy đủ, kịp thời việc công khai các nội dung phải công khai đối với người dân theo quy định; chỉ đạo, hướng dẫn việc kiện toàn các Ban của cộng đồng nâng cao hiệu quả hoạt động.
Sở Nội vụ theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện các nội dung trên và nội dung tại Kế hoạch số 120/KH-UBND ngày 29/5/2024 của UBND tỉnh về thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ứng phó với mưa lớn khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa
Đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo (Công văn số 5246/VP-KT, ngày 30/9/2024) về việc thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ứng phó với mưa lớn khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh phối hợp với cơ quan liên quan triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ Bộ NN&PTNT yêu cầu tại Công văn số 7328/BNN-ĐĐ ngày 28/9/2024 phù hợp thực tiễn địa phương.
Công văn của Bộ NN&PTNT nêu rõ: đề nghị UBND các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo, cảnh báo mưa lớn, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại; triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, chủ động di dời, sơ tán người dân ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn; tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát, hỗ trợ, hướng dẫn bảo đảm giao thông an toàn cho người và phương tiện, nhất là tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; tổ chức vận hành và triển khai phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, sẵn sàng phương án tiêu nước chống úng bảo vệ sản xuất, khu công nghiệp, khu đô thị, khu tập trung dân cư; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu; tăng cường thông tin về diễn biến, bản tin cảnh báo, dự báo mưa lớn, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
UBND tỉnh chỉ đạo thu gom, vận chuyển, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh
UBND tỉnh vừa chỉ đạo thu gom, vận chuyển, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTT) sau sử dụng trên địa bàn tỉnh (Công văn 1428/UBND-KT, ngày 30/9/2024).
Theo đó, các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan ban hành hướng dẫn liên ngành thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý chất thải, kiểm tra xử lý nghiêm các hành vi vứt, thải bỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng không đúng quy định về bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng thuốc BVTV, thu gom bao bì thuốc BVTV sau sử dụng; đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học góp phần bảo vệ môi trường, an toàn chất lượng nông sản, bảo vệ sức khoẻ con người. Quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh thực hiện việc đăng ký, tuân thủ các điều kiện kinh doanh theo quy định; thực hiện thu hồi vỏ bao bì sau sử dụng theo quy định của nhà sản xuất.
Theo chức năng, nhiệm vụ các sở, ngành liên quan chủ động phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư, xây dựng, kinh hoanh, chuyển giao công nghệ trong sản xuất, buôn bán, xử lý sản phẩm và vỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn tỉnh. Cung cấp thông tin kịp thời, định hướng các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao nhận thức, ý thức của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong việc chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý các loại bao bì thuốc BVTV.
UBND các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn UBND các xã, phường, thị trấn thu gom bao bì thuốc BVTV sau sử dụng; kiểm tra, quản lý việc thu gom, chuyển giao xử lý bao bì thuốc BVTV trên địa bàn. Chủ động bố trí kinh phí và hướng dẫn UBND cấp xã bố trí kinh phí cho công tác thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành. Chỉ đạo UBND cấp xã lựa chọn đơn vị quản lý bể chứa, khu vực lưu chứa bao bì thuốc BVTV theo quy định.
UBND tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh
UBND tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh (Công văn số 1429/UBND-KT, ngày 30/9/2024).
Theo đó, yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về khoáng sản và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh đã ban hành liên quan đến hoạt động khoáng sản. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý công tác khai thác khoáng sản đối với các khu vực, vị trí mỏ, bảo đảm đúng cao độ, phạm vi, khối lượng đã được cấp phép.
Thường xuyên rà soát, xem xét giải quyết các tồn tại, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, thuê đất hoạt động khoáng sản, các trường hợp chậm triển khai xây dựng cơ bản mỏ… nhằm đưa các dự án khai thác khoáng sản vào thực hiện đảm bảo đúng quy định pháp luật về đất đai, khoáng sản, đầu tư và pháp luật khác có liên quan. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về khoáng sản, đất đai, bảo vệ môi trường đối với các dự án thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; xử lý các tồn tại, vi phạm theo quy định.
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật về khoáng sản, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành, tạo sự chuyển biến trong quần chúng nhân dân ý thức tự giác chấp hành pháp luật, tích cực tố giác các hành vi khai thác, vận chuyển, kinh doanh trái phép khoáng sản.
Thực hiện nghiêm Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đã phê duyệt. Phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các địa phương có khoáng sản ở khu vực giáp ranh trong việc thực hiện Quy chế phối hợp trong quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động khoáng sản, nhằm ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép tại khu vực giáp ranh, đặc biệt là cát, sỏi lòng sông. Nghiêm cấm lợi dụng việc cấp phép khai thác khoáng sản, nạo vét, khơi thông luồng lạch để khai thác khoáng sản trái phép. Kiên quyết xử lý trách nhiệm người đứng đầu chính quyền địa phương, nhất là cấp xã khi để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép kéo dài gây hậu quả nghiêm trọng.
Thực hiện một số công tác khắc phục sau thiên tai về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và trồng rừng thay thế
Đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo (Công văn số 5286/VP-KT, ngày 1/10/2024) thực hiện Công văn số 1431/LN-QBVPTR ngày 25/9/2024 của Tổng cục Lâm nghiệp về việc một số công tác khắc phục sau thiên tai về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và trồng rừng thay thế.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan nghiên cứu, chỉ đạo thực hiện các nội dung, nhiệm vụ Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị tại Công văn số 1431/LN-QBVPTR ngày 25/9/2024 của Tổng cục Lâm nghiệp về việc một số công tác khắc phục sau thiên tai về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và trồng rừng thay thế.
Theo Công văn số 1431/LN-QBVPTR ngày 25/9/2024 của Tổng cục Lâm nghiệp:
Đề nghị UBND các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện một số công tác khắc phục sau thiên tai về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và trồng rừng thay thế. Trong đó, xây dựng và trình phê duyệt phương án sử dụng kinh phí dự phòng tại Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh để hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được giao, khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 70 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
Tổ chức kịp thời chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho chủ rừng có kinh phí thực hiện quản lý bảo vệ rừng, ổn định đời sống và hỗ trợ khắc phục sản xuất kinh doanh sau thiên tai theo quy định. Khẩn trương thống kê diện tích rừng bị thiệt hại làm cơ sở xây dựng và trình phê duyệt phương án trồng lại rừng từ nguồn kinh phí trồng rừng thay thế kết dư chưa có kế hoạch sử dụng tại Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Huy động hệ thống khuyến nông tham gia khôi phục sản xuất sau bão lũ
Đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo (Công văn số 5272/VP-KT ngày 01/10/2024) thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về huy động hệ thống khuyến nông tham gia khôi phục sản xuất sau bão lũ.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu tại Công văn số 7139/BNN-KN ngày 23/9/2024 về việc huy động hệ thống khuyến nông tham gia khôi phục sản xuất sau bão lũ.
Theo Công văn số 7139/BNN-KN ngày 23/9/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Đề nghị UBND các tỉnh phía Bắc (từ Thanh Hóa trở ra) chỉ đạo các cấp, các ngành huy động lực lượng cán bộ khuyến nông các cấp, khuyến nông cộng đồng tham gia công tác khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất sau bão lũ.
Trong đó, phối hợp với các đơn vị chức năng đánh giá mức độ thiệt hại, đề xuất giải pháp khắc phục, khôi phục sản xuất đối với từng cây trồng, vật nuôi cụ thể, quy hoạch lại sản xuất nếu cần thiết để đảm bảo an toàn, bền vững cho sản xuất và đời sống người dân.
Tổ chức lực lượng khuyến nông đến từng địa bàn, từng hộ dân bị ảnh hưởng, thiệt hại để hướng dẫn, hỗ trợ khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất với tinh thần “nước rút đến đâu, khôi phục sản xuất đến đó”.
Triển khai các hoạt động thông tin tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, xây dựng mô hình chuyển giao kỹ thuật hỗ trợ nông dân sớm khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống, ưu tiên lựa chọn những giống cây trồng, vật nuôi phù hợp, ngắn ngày để sản xuất đạt hiệu quả ngay trong vụ Đông sắp tới, đảm bảo sinh kế cho người dân vùng bị ảnh hưởng.
Thực hiện một số công tác khắc phục sau thiên tai về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và trồng rừng thay thế
Đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo (Công văn số 5286/VP-KT, ngày 1/10/2024) thực hiện Công văn số 1431/LN-QBVPTR ngày 25/9/2024 của Tổng cục Lâm nghiệp về việc một số công tác khắc phục sau thiên tai về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và trồng rừng thay thế.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan nghiên cứu, chỉ đạo thực hiện các nội dung, nhiệm vụ Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị tại Công văn số 1431/LN-QBVPTR ngày 25/9/2024 của Tổng cục Lâm nghiệp về việc một số công tác khắc phục sau thiên tai về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và trồng rừng thay thế.
Theo Công văn số 1431/LN-QBVPTR ngày 25/9/2024 của Tổng cục Lâm nghiệp:
Đề nghị UBND các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện một số công tác khắc phục sau thiên tai về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và trồng rừng thay thế. Trong đó, xây dựng và trình phê duyệt phương án sử dụng kinh phí dự phòng tại Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh để hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được giao, khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 70 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
Tổ chức kịp thời chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho chủ rừng có kinh phí thực hiện quản lý bảo vệ rừng, ổn định đời sống và hỗ trợ khắc phục sản xuất kinh doanh sau thiên tai theo quy định. Khẩn trương thống kê diện tích rừng bị thiệt hại làm cơ sở xây dựng và trình phê duyệt phương án trồng lại rừng từ nguồn kinh phí trồng rừng thay thế kết dư chưa có kế hoạch sử dụng tại Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thành lập Ban Chỉ đạo Kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 tỉnh Lạng Sơn
UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 tỉnh Lạng Sơn (Quyết định số 1703/QĐ-UBND, ngày 01/10/2024).
Ban Chỉ đạo Kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 tỉnh Lạng Sơn gồm có 29 thành viên do đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện công tác kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn theo quy định; kiểm tra, đôn đốc, theo dõi tiến độ thực hiện, kịp thời xử lý hoặc đề xuất xử lý khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; thực hiện nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh. Sở Tài nguyên và Môi trường làm cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.
Chỉ đạo triển khai thực hiện Công điện số 100/CĐ-TTg ngày 27/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ
UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Công điện số 100/CĐ-TTg ngày 27/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ (Công văn số 1448/UBND-KT, ngày 03/10/2024).
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ UBND tỉnh chỉ đạo tại các Văn bản số 1343/UBND-KT ngày 18/9/2024, số 1406/UBND-KT ngày 26/9/2024, cụ thể hóa các nội dung nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tại Công điện số 100/CĐ-TTg ngày 27/9/2024 để triển khai thực hiện trên địa bàn cho phù hợp thực tiễn; chỉ đạo rà soát, thống kê đầy đủ, kỹ lưỡng, chịu trách nhiệm về tính chính xác số liệu thiệt hại do bão số 3 gây ra, khẩn trương hỗ trợ cho các đối tượng bị thiệt hại do bão số 3 từ nguồn kinh phí Quỹ Cứu trợ tỉnh được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phân bổ.
Bên cạnh đó, triển khai đồng bộ các biện pháp để khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất nông nghiệp tại các địa phương bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão, mưa lũ, ngập úng; chủ động rà soát lại kế hoạch sản xuất, cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi, tổ chức sản xuất theo hướng linh hoạt, hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời tham mưu UBND tỉnh sử dụng các nguồn kinh phí từ ngân sách để hỗ trợ các địa phương khắc phục các thiệt hại; chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh xem xét phương án miễn, giảm lãi vay cho các tổ chức cá nhân, các khách hàng bị thiệt hại do bão số 3.
Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tiếp tục vận động, kêu gọi, tiếp nhận hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân để có thêm nguồn lực kinh phí, tiền, vật chất hỗ trợ cho Nhân dân vùng bị thiệt hại... Các hộ nông dân, người dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp tiếp tục phát huy tính tự lực, tự cường, sáng tạo chủ động khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức khôi phục sản xuất kinh doanh.
Chỉ đạo sử dụng các nguồn kinh phí hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra
UBND tỉnh chỉ đạo việc sử dụng các nguồn kinh phí hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra (Công văn số 1446/UBND-KT, ngày 03/10/2024).
Theo đó, đối tượng áp dụng: các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại do bão số 3 năm 2024 gây ra trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Việc hỗ trợ phải kịp thời, đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, công khai, minh bạch, trực tiếp đến người thụ hưởng; không hỗ trợ trùng lặp, một đối tượng không được hưởng 02 lần hỗ trợ trên cùng một nội dung (khi sử dụng nguồn ngân sách nhà nước thì không dùng nguồn lực vận động ủng hộ để hỗ trợ).
Đối với hỗ trợ thiệt hại về người: hỗ trợ chi phí điều trị người bị thương nặng do thiên tai (Người bị thương nặng là người bị thương dẫn đến phải cấp cứu và điều trị tại cơ sở y tế từ 03 ngày trở lên): mức hỗ trợ bằng tối thiểu 10 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội (Mức chuẩn trợ giúp xã hội: 500.000 đồng x 10 = 5.000.000 đồng). Hỗ trợ chi phí mai táng cho hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai: hỗ trợ mức tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội (mức hỗ trợ 25.000.000 đồng).
Hỗ trợ thiệt hại về nhà ở: hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi hoàn toàn hoặc sập một phần nhưng không thể khắc phục sửa chữa được, mà không còn nơi ở; hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức 80.000.000 đồng/hộ. Hỗ trợ cho các hộ gia đình không thuộc đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi hoàn toàn hoặc sập một phần nhưng không thể khắc phục sửa chữa được, mà không còn nơi ở; hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức 50.000.000 đồng/hộ. Hỗ trợ các hộ gia đình có nhà ở bị hư hỏng cần phải sửa chữa: nhà bị hư hỏng rất nặng (từ 50% - dưới 70%) mức hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà 30.000.000 đồng/hộ; nhà bị hư hỏng nặng (từ 30% - dưới 50%) mức hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà 20.000.000 đồng/hộ. Hỗ trợ cho các hộ gia đình phải di dời nhà ở tại các vị trí sạt lở đất, có nguy cơ sạt lở cao bắt buộc phải di dời: hỗ trợ chi phí xây dựng mới nhà đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn mức 60.000.000 đồng/hộ, đối tượng còn lại là 50.000.000 đồng/hộ. Đối với việc hỗ trợ xây dựng nhà ở phải đảm bảo tiêu chí “03 cứng: nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng”.
Chỉ đạo triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo (Công văn số 5401/VP-KT ngày 04/10/2024) về triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
UBND tỉnh yêu cầu UBND thành phố Lạng Sơn căn cứ kết quả triển khai thí điểm Đề án, tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn và mở rộng trên địa bàn các phường, xã của thành phố Lạng Sơn lồng ghép với việc thực hiện các nội dung nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch 190/KH-UBND ngày 08/8/2024 của UBND tỉnh; quan tâm đầu tư hoàn thiện đồng bộ hạ tầng kỹ thuật về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau khi được các hộ gia đình, cá nhân phân loại.
UBND các huyện nghiên cứu kết quả và các tài liệu tuyên truyền của Đề án đã thực hiện tại phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn để triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đồng thời với các nội dung nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 190/KH-UBND ngày 08/8/2024 của UBND tỉnh bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; lựa chọn đơn vị cung ứng dịch vụ bảo đảm yêu cầu về năng lực thông qua hình thức đấu thầu để thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau khi đã được hộ gia đình, cá nhân phân loại.
Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố Lạng Sơn triển khai thực hiện Kế hoạch số 190/KH-UBND ngày 08/8/2024 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Chỉ đạo triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo (Công văn số 5401/VP-KT ngày 04/10/2024) về triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
UBND tỉnh yêu cầu UBND thành phố Lạng Sơn căn cứ kết quả triển khai thí điểm Đề án, tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn và mở rộng trên địa bàn các phường, xã của thành phố Lạng Sơn lồng ghép với việc thực hiện các nội dung nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch 190/KH-UBND ngày 08/8/2024 của UBND tỉnh; quan tâm đầu tư hoàn thiện đồng bộ hạ tầng kỹ thuật về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau khi được các hộ gia đình, cá nhân phân loại.
UBND các huyện nghiên cứu kết quả và các tài liệu tuyên truyền của Đề án đã thực hiện tại phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn để triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đồng thời với các nội dung nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 190/KH-UBND ngày 08/8/2024 của UBND tỉnh bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; lựa chọn đơn vị cung ứng dịch vụ bảo đảm yêu cầu về năng lực thông qua hình thức đấu thầu để thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau khi đã được hộ gia đình, cá nhân phân loại.
Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố Lạng Sơn triển khai thực hiện Kế hoạch số 190/KH-UBND ngày 08/8/2024 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn./.