Cổng thông tin điện tử

Tỉnh Lạng Sơn

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng cường phòng, chống dịch bệnh động vật và tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi

Văn phòng UBND tỉnh thông báo ý kiến của đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh về việc thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng cường phòng, chống dịch bệnh động vật và tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi (Công văn số 5197/VP-KT, ngày 25/9/2024).

Ảnh minh hoạ (baochinhphu)

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phù hợp thực tiễn địa phương; thực hiện chế độ thông tin báo cáo dịch bệnh theo quy định.

UBND các huyện, thành phố tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn; chủ động bố trí ngân sách địa phương để thực hiện các Chương trình, Kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện chế độ thông tin báo cáo dịch bệnh theo quy định./.

 

Tại Công văn số 7057/BNN-TY ngày 20/9/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo các sở, ngành, chính quyền các cấp của địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành; trong đó chú trọng một nội dung sau: Hằng năm, bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời để thực hiện các Chương trình, Kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh động vật tại địa phương; Tổ chức thống kê chính xác tổng đàn vật nuôi, số lượng vật nuôi thuộc diện tiêm phòng đối với từng bệnh của địa phương và khẩn trương tổ chức triển khai tiêm phòng đại trà đợt 2/2024 (trong tháng 9 - 10/2024) đối với các bệnh CGC, Dại, Nhiệt thán, DTLCP, LMLM, VDNC và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác trên cơ sở đặc điểm dịch tễ tại từng địa phương; rà soát tiêm phòng nhắc lại đối với vật nuôi đã hết hoặc sắp hết miễn dịch, tiêm phòng bổ sung đối với vật nuôi mới phát sinh nhưng chưa được tiêm phòng, bảo đảm tỷ lệ tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vắc xin tại thời điểm tiêm phòng…

Bích Diệp

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Tin nổi bật